Trường Mầm non Diễn Trường - Diễn Châu

http://mamnondientruong.dienchau.edu.vn


Báo cáo chuyên đề

Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ thể hiện rõ trong việc chỉ đạo thực hiện chuyên đề nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn và chuyên đề tổ chức thực hành trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non . cùng chia sẻ



PHÒNG GD & ĐT DIỄN CHÂU                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN DIỄN TRƯỜNG                                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
      Số:     /BC-TMN                                          Diễn Trường, ngày 20  tháng 5 năm 2013
 
BÁO CÁO
KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ “TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO” VÀ CHUYÊN ĐỀ “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC BỮA ĂN CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON”
 
A. BÁO CÁO KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ “TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO
         Thực hiện công văn số 944/PGDĐT Diễn châu ngày 03 tháng 01 năm 2013 về việc hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Tổ chức các hoạt động cho trẻ mẫu giáo thực hành, trải nghiệm” và công văn số 05/PGD&ĐT ngày 04 tháng 01 năm 2013 về việc hướng dẫn thực hiện chuyên dề “Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non”. Trường Mầm non Diễn Trường báo cáo cụ thể như sau:
I. Đặc điểm tình hình:
1. Thuận lợi:
         Trường mầm non Diễn Trường được xây dựng tập trung về một địa điểm. Với tổng diện tích khuôn viên rộng 6.000 m2. Sân vườn trường được thiết kế mới hài hòa, có đồ chơi ngoài trời, có cây xanh bóng mát, cây cảnh, cây ăn quả, vườn hoa tươi tốt, đẹp mắt. Có vườn cổ tích,  sân ATGT cho trẻ được học tập, vui chơi và thực hành thường xuyên. Đây là một điều kiện thuận lợi cho trẻ được trải nghiệm với môi trường thiên nhiên.
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, từ phòng đến sở giáo dục, các cấp chính quyền của địa phương, các ban ngành đoàn thể trong xã, các nhà doanh nghiệp trong và ngoài xã, và sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh trong nhiều năm năm qua. Đến nay nhà trường đã có tương đối đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động học tập và vui chơi.
- Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có tinh thần tự giác trong công việc, có truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong mọi lĩnh vực có tinh thần thống nhất cao và kỷ luật trong công tác. Giáo viên có tinh thần học hỏi nâng cao trình độ năng lực chuyên môn, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Được học tập bồi dưỡng  các chuyên đề do cấp trên và trường chỉ đạo.
- Là địa bàn có các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử ở địa phương gần trường nên có phần thuận lợi  trong việc cho trẻ làm quen và trải nghiệm với môi trường thiên nhiên.
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GD về thực hiện nâng cao chất lượng chuyên môn và triển khai thực hiện các chuyên đề trọng tâm trong năm học.
- Nhà trường luôn tạo điều kiện cho chuyên môn hoạt động tốt, coi công tác chuyên môn đặt lên nhiệm vụ hàng đầu.
-  Nhà trường thường xuyên tổ chức các đợt bồi dưỡng chuyên đề cho cán bộ giáo viên.
2. Khó khăn:
- Mặc dù đã được sự quan tâm ủng hộ và đầu tư mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác CSGD trẻ nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của việc thực hiện chương trình và các chuyên đề.
- Tài liệu phục vụ cho việc thực hiện chuyên đề chưa đầy đủ, đặc biệt là chuyên đề trải nghiệm với môi trường thiên nhiên như sách tuyển chọn các trò chơi, thí nghiệm, bài tập mở còn thiếu vì vậy việc nghiên cứu thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.
- Đội ngũ giáo viên năng lực sáng tạo không đồng đều. Số giáo viên trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ nhiều nên hạn chế về chuyên môn.
- Dân số chủ yếu làm nông nghiệp kinh tế gặp nhiều khó khăn, nên việc đầu tư cho con cháu học còn nhiều hạn chế.
- Việc tổ chức dạy thể nghiệm chuyên đề  trải nghiệm với MTTN mấy năm gần đây chưa được nhiều.
- Kinh phí đầu tư cho việc thực hiện các chuyên đề còn hạn hẹp.
* Nguyên nhân tồn tại:
- Một số giáo viên còn nắm bắt máy móc, chưa  sáng tạo, trong việc xây dựng môi trường, thiết kế các bài tập, các trò chơi, các hoạt động theo hướng mở cho trẻ được hoạt động trải nghiệm còn rất hạn chế, chưa phát huy tính tích cực của trẻ
- Giáo viên chưa mạnh dạn, tự tin, để độc lập xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề nên chưa thể hiện nét đặc trưng riêng của mỗi cá nhân.
II. Biện pháp thực hiện:
- Triển khai tổ chức cho 100% giáo viên học tập nắm bắt chuyên đề đầy đủ, có chất lượng
- Vận động các cơ quan đoàn thể các bậc phụ huynh đầu tư mua sắm, tu bổ CSVC.
- Thường xuyên có kế hoạch tái tạo cảnh quan môi trường, vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, cây hoa chăm sóc vườn rau.
- Cho gi¸o viªn ®i häc tËp, tham kh¶o chuyªn ®Ò ë c¸c tr­êng ®iÓm
- Xây dựng các lớp điểm để giáo viên học tập, rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng: Lớp Lớn 1, Lớn 2, Nhỡ 2, Bé 1
- Chỉ đạo  giáo viên trang trí tạo môi trường trong và ngoài lớp học theo chủ đề chủ điểm.
- Chỉ đạo giáo viên hướng dẫn trẻ làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu mở và thiết kế các bài tập mở, các trò chơi cho trẻ trải nghiệm.
- Chỉ đạo Giáo viên sưu tầm và tổ chức các trò chơi dân gian, các bài ca dao đồng dao cho trẻ hoạt động.
- Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành, trải nghiệm. Tăng cường bồi dưỡng cho giáo viên về tổ chức các trò chơi học tập và thí nghiệm tìm hiểu môi trường thiên nhiên cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn.
- Triển khai mạnh mẽ phong trào thiết kế, lựa chọn và áp dụng rộng rãi các trò chơi, thí nghiệm, bài tập mở theo chủ đề phù hợp với từng độ tuổi.
- Tổ chức thi giáo viên  dạy giỏi cấp trường, gợi ý giáo viên lồng ghép các hoạt động trải nghiệm vào tiết dạy có chất lượng và hiệu quả.
- Bồi dưỡng giáo viên tổ chức một số hoạt động cho trẻ thực hành, trải nghiệm, tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm.
- Chi đạo thường xuyên tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời, thực hành quy định giao thông, tham quan các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử ở địa phương gần trường cho trẻ làm quen và trải nghiệm với môi trường thiên nhiên, tận dụng môi trường thiên nhiên cho trẻ được trải nghiệm tích cực thoải mái và sáng tạo.
- Chỉ đạo tổ chức các buổi tham quan, nghe sự kiện, xem hình ảnh hoạt động theo kế hoạch vào những đợt thực hiện chuyên đề.
- Cùng phối hợp với phụ huynh trong việc thực hiện chuyên đề
- Tổ chức hội thảo chuyên đề cấp trường để giáo viên trao đổi, thảo luận, rút kinh nghiệm, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyên đề.
- Đưa nội dung thực hiện chuyên đề vào tiêu chí thi đua hàng tháng
III. Kết quả thực hiện chuyên đề:
         Qua việc triển khai và tổ chức thực hiện chuyên đề cho thấy chất lượng thực hiện chuyên đề đã được nâng lên
- 100% giáo viên biết cách xây dựng môi trường tự nhiên và các điều kiện cho trẻ thực hành trải nghiệm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và trẻ lớp mình phụ trách.
- 100% giáo viên đã tham gia thi và biết cách thiết kế các, các bài tập, các trò chơi và nhiều thí nghiệm cho trẻ được hoạt động trãi nghiệm.
- Trẻ ngày càng trở nên tự tin, phát huy vai trò chủ động sáng tạo trong hoạt động. Trẻ được thực hành trãi nghiệm và có cơ hội bộc lộ khả năng của bản thân. Cách học của trẻ thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được trực tiếp bằng các giác quan, trẻ dần được rèn luyện kỷ năng hoạt động nhóm.
- Trẻ biết phối hợp cùng cô giáo và các bạn để tạo ra được nhiều loại đồ dùng, đồ chơi, sản phẩm từ nguyên vật liệu thiên nhiên góp phần làm phong phú, đa dạng hơn các loại đồ dùng đồ chơi trong các hoạt động.
IV. Kiến nghị đề xuất:
- Tăng cường tổ chức các đợt tập huấn chuyên đề tập trung để tất cả giáo viên được tham gia nắm bắt trực tiếp thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện.
- Tăng cường tổ chức các đợt hội thảo chuyên đề để tất cả CBGV được thảo luận, rút kinh nghiệm, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện.
B. BÁO CÁO KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC BỮA ĂN CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON”
I. Đặc điểm tình hình:
1. Thuận lợi:
Được sự chỉ đạo sâu sát của Sở GD&ĐT Nghệ an, Phòng GD&ĐT Diễn châu, cũng như sự quan tâm của các cấp các ngành, của địa phương đối với việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, CSVC đảm bảo cho việc tổ chức bán trú tại trường như bếp xây dựng theo quy trình một chiều, các loại đồ dùng dụng cụ phục vụ bán trú được BGH bổ sung mua sắm hàng năm đầy đủ .
- Các bậc phụ huynh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cho con ăn bán trú tại trường nên đã gửi trẻ bán trú 100% ..
- Công tác hợp đồng mua bán thực phẩm phục vụ bán trú được BGH và hội phụ huynh đặc biệt quan tâm vì vậy trong những năm qua chưa có trường hợp ngộ độc thức ăn hoặc mất ATTP xảy ra trong trường
- BGH đã làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp giữa gia đình nhà trường và trạm y tế đẻ làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ .
- BGH xây dựng biện pháp cụ thể về vấn đề  nâng cao chất lượng bữa ăn, xây dựng thực đơn theo tuần, tháng, mùa đảm bảo hiệu quả
- Đội ngủ giáo viên, nhân viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao có ý thức phối hợp chăm sóc trẻ.
2. Khó khăn:
- Đa số các cháu là con em của các gia đình làm nông nghiệp, và buôn bán nhỏ. Có mức thu nhập thấp, không có thời gian nhiều quan tâm chăm sóc cho con, nhiều trẻ thể lực chưa đạt yêu cầu so với độ tuổi, vệ sinh cá nhân chưa thật sự gọn gàng, sạch sẽ.
- Số trẻ bị suy dinh dưỡng đầu năm là 28/361 trẻ chiếm tỷ lệ tương đối cao
- Giá cả thị trương thường xuyên biến đổi, một số thực phẩm có giá tương đối cao
II. Biện pháp thực hiện:
1. Thực hiện bồi dưỡng cho đội ngủ giáo viên và nhân viên cấp dưỡng:
        Bồi dưỡng kiến thức cho đội ngủ giáo viên, nhân viên về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ qua các đợt tập huấn chuyên đề các cấp
- Tổ chức cho đội ngủ cấp dưỡng đăng ký chế biến món ăn mới qua hội thi “cô nuôi giỏi”, kết hợp việc thực hiện chuyên đề nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ
- Qua các buổi sinh hoạt cùng như trao đổi, thảo luận về cách chọn mua thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi chế biến, kỷ thuật chế biến và cách bảo quản thực phẩm
- Đối với giáo viên chuẩn bị giờ ăn cho trẻ đảm bảo yêu cầu:
- Thực hiện tổ chức bữa ăn cho trẻ đúng quy định
- Phối hợp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ qua giờ tổ chức ăn giúp trẻ biết được các món ăn, ích lợi của món ăn đó cung cấp chất gì cho cơ thể và giáo dục vệ sinh văn minh trong ăn uống
- Động viên trẻ ăn không làm rơi vãi cơm, thức ăn và ăn hết suất
- Thông qua các môn học và các hoạt động lồng ghép dinh dưỡng vào các tiết học và các hoạt động
- Kiểm tra sức khỏe trẻ qua việc theo dõi biểu đồ phát triển, có kế hoạch bổ sung kịp thời cho những trẻ bị suy dinh dưỡng
- Vệ sinh môi trường phòng chống một số bẹnh thường gặp cho trẻ
2. Xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn:
- Xây dựng thực đơn phải đảm bảo nguyên tắc đầy đủ và cân đối giữa 4 nhóm thực phẩm: Protein, lipit, gluxit, vi ta min và khoáng chất, giữa thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật.
- Thường xuyên thay đổi các món ăn theo tuần, tháng, mùa.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu cơ thể
3. Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ:
- Thực hiện xây dựng thực đơn trên máy
- Chọn thực phẩm theo mùa, phối hợp nhiều loại thực phẩm
- Để đảm bảo chế độ ăn của trẻ chung tôi thu tiền ăn mức 12.000đ/ngày/trẻ
- Chỉ đạo giáo viên chăm sóc tốt giờ ăn của trẻ
- Chỉ đạo nhân viên nuôi dưỡng phối hợp với giáo viên tìm hiểu tâm sinh lý của trẻ
- Phối hợp các tổ công đoàn cải thiện chế độ ăn cho trẻ bằng cách tăng cường vườn rau sạch
4. Tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ:
- Giáo viên phải có nhiệm vụ đưa trẻ vào giấc ngủ ngon, ngủ sâu, ngủ đủ giấc, an toàn tuyệt đối trong khi ngủ
5. Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Vệ sinh an toàn thực phẩm được coi là hàng đầu , đầu năm học BGH cùng với hội phụ huynh hợp đồng các nhà cung ứng thực phẩm có nguồn gốc sạch, phải đảm bảo các điều kiện trong hợp đồng , thực phẩm phải đảm bảo số lượng, chất lượng, giá cả hợp lý
- Hàng ngày khi nhận thực phẩm phải kiểm tra  chất lượng thực phẩm tươi ngon đamr bảo chất lượng .
- Chỉ đạo hướng dẫn nhân viên nấu ăn chế biến thực phẩm theo quy trình một chiều, lưu mẫu thực phẩm đến ngày hôm sau một cách nghiêm túc đảm bảo trẻ được ăn chín uống sôi.
- Yêu cầu nhà bếp phải lên lịch vệ sinh cụ thể hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng, thực hiện đúng theo lịch
- Vệ sinh các dụng cụ nấu ăn, chia thức ăn, dụng cụ ăn uống
6. Quản lý theo dõi sức khỏe của trẻ đúng quy định:
- Nhà trường chỉ đạo cân đo theo dõi sức khỏe của trẻ theo quy định , phối hợp trạm y tế xã khám sức khỏe định kỳ cho trẻ mỗi năm 2 lần, uống thuốc tẩy giun 1 lần, và tổ chức cho trẻ suy dinh dưỡng uống vi ta minA.
- Phối hợp phụ huynh có biện pháp chăm sóc trẻ tốt hơn
7. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền:
- Tổ chức tuyên truyền cho các bậc phụ huynh và các đoàn thể phòng chống một số bệnh dịch xảy ra trên địa bàn .
- Tuyền truyền qua loa truyền thanh, phối hợp trạm y tế xã, các đoàn thể, qua góc tuyên truyền các lớp, qua bảng tin nhà trường,  trao đổi trực tiếp phụ huynh giờ đón trả trẻ.
8. Thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát:
- Tổ chức kiểm tra tay nghề cho nhân viên nuôi dưỡng, kiểm tra việc cung cấp thực phẩm
- Kiểm tra bằng nhiều hình thức: Đột xuất, định kỳ...
III. Kết quả đạt được:
- 100% CBGVNV đã nắm được công tác nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn cho trẻ.
- Có ý thức trách nhiệm cao trong vấn đề giữ vệ sinh chung, đặc biệt là vệ sinh ATTP
- Nhà bếp được trung tâm y tế dự phòng kiểm tra và công nhận bếp ăn đủ điều kiện vệ sinh ATTP
- Đảm bảo vệ sinh ATTP, không có ngộ độc xẩy ra
- GV thực hiện tốt việc lồng ghép nâng cao chất lượng bữa ăn vào các chủ đề
- BGH thực hiện tốt công tác quản lý chỉ đạo đổi mới công tác nuôi dưỡng.
- Số trẻ bị suy dinh dưỡng giảm xuống đáng kể chỉ còn dưới 8%, trẻ phát triển cân đối hài hòa, hoạt bát, nhanh nhẹn trong các hoạt động
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh trong ăn uống, vệ sinh nơi công cộng
- Trẻ nhận biết được 4 nhóm thực phẩm, tác dụng của các nhóm thực phẩm
- Các bậc phụ huynh đồng tình về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng ở trường mầm non
                Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện chuyên đề tổ chức cho trẻ mẫu giáo thực hành trải nghiệm và chuyên đề nâng cao chất lượng tổ chức bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non rất mong được sự góp ý của các cấp lãnh đạo để đơn vị chỉ đạo thực hiện các chuyên đề trên đạt hiệu quả cao hơn .
Xin chân thành cám ơn .
 
 
Hiệu trưởng:
Phạm Thị Thuận
                                                 
 
 
 
 
 
 
 

Tác giả bài viết: Phạm Thị Thuận- Hiệu trưởng

Nguồn tin: Trường MN Diễn Trường

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây