Trường Mầm non Diễn Trường - Diễn Châu

http://mamnondientruong.dienchau.edu.vn


Đối thoại bàn về quyền và nghĩa vụ của người lao đông

Bàn về đời sống của nhân viên nuôi dưỡng trường có bài phát biểu trước hội nghị và nhận được sự đồng tình ,chia sẻ của tất cả mọi thành viên hy vọng đời sống của NVND có sự thay đổi .


 PHÒNG GD & ĐT DIỄN CHÂU            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
  TRƯỜNG MN DIỄN TRƯỜNG                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

       
   
 
 

BÁO CÁO VỀ THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG CỦA NHÂN VIÊN NUÔI DƯỠNG
Ở CÁC ĐƠN VỊ MẦM NON
 
                    - Kính thưa quý vị đại biểu
                    - Kính thưa toàn thể hội nghị giao ban đối thoại
           Tại hội nghị hôm nay tôi xin thay mặt cho toàn thể các đồng chí nhân viên nuôi dưỡng ở các trường mầm non xin báo cáo về nội dung thực trạng đời sống của các nhân viên nuôi dưỡng trong các đơn vị trường mầm non.
I. Sơ lược tình hình trong cụm Lâm-Đoài-Trường-Yên:
TT Đơn vị Tổng số trẻ Trẻ MG Trẻ NT Tổng số NVND Mức trợ cấp
1 MN Diễn Trường 284 244 40 3 người 1.150.000
2 MN Diễn Đoài 350 315 35 3 người 1.600.000
3 MN Lâm 1 432 372 60 7 người 1.050.000
4 MN Lâm 2 250 213 37 4 người 1.050.000
5 MN Diễn Yên 577 517 60 8 người 1.000.000
 
II. Những thực trạng đời sống của các nhân viên nuôi dưỡng trong các trường MN
1. Thuận lợi:
          Năm học 2011-2012 bậc học mầm non được sự quan tâm của các cấp. Những trường mầm non bán công được chuyển đổi sang công lập. Đây là 1 bước ngoặt lớn đối với tất cả GVMN sau bao nhiêu năm vất vã lăn lộn cống hiến với nghề. Đến nay hầu như tất cả GV đã thực sự là người viên chức nhà nước, được hưởng mọi quyền lợi như những viên chức của các bậc học khác, được hưởng lương theo ngạch bậc, được nâng lương định kỳ khi họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Về CSVC phục vụ cho dạy và học, trong đó có công tác chăm sóc nuôi dưỡng cũng đã được các nhà trường, các cấp lãnh đạo, phòng, sở quan tâm đầu tư tương đối đầy đủ(có 4/5 trường MN trong cụm đã đạt trường chuẩn quốc gia).
- Công tác CSND đã được các trường đặc biệt quan tâm từ khâu hợp đồng thực phẩm tại những nơi có nguồn gốc đảm bảo ATTP, đầu tư mua sắm các loại thiết bị, đồ dùng phục vụ bán trú cho trẻ. Trẻ ăn bán trú tăng cân đều đặn và không có trường hợp mất ATTP hay ngộ độc TP xẩy ra trong trường học.
- Đặc biệt trong năm học 2012 – 2013 các trường mầm non nhận được sự quan tâm rất lớn từ cấp trên đã hổ trợ kinh phí cho các trường trong việc chi trả lương cho nhân viên nuôi dưỡng. Các trường mầm non đã chi trả lương cho nhân viên nuôi dưỡng đảm bảo mức lương tối thiểu theo quy định.
2. Khó khăn:
            Bên cạnh những thuận lợi nói trên, tôi muốn chia sẻ một số mặt khó khăn nhất định liên quan tới tất cả các đồng chí nhân viên nuôi dưỡng trong các trường MN nói chung và trường MN Diễn Trường nói riêng.
- Sau khi các trường MN bán công chuyển sang công lập, đời sống GV ổn định. Song các đơn vị cũng gặp không ít khó khăn trong việc kinh phí để thuê khoán nhân viên nuôi dưỡng.
- Nhu cầu gửi con vào bán trú của các bậc phụ huynh ngày càng cao, họ luôn mong muốn khi con ăn bán trú ở trường phải đảm bảo về ATTP, về sức khỏe, trẻ phát triển tốt về mọi mặt. Vì vậy đòi hỏi đội ngủ nhân viên nuôi dưỡng phải thực sự có tâm, có chuyên môn khi phục vụ chăm sóc trẻ. Trong khi đó đa số nhân viên nuôi dưỡng đều là những người mới được tuyển dụng hợp đồng trường 3 tháng một. Vì vậy kinh nghiệm trong phục vụ còn hạn chế phải học tập thêm để nâng cao nghiệp vụ.
- Theo công văn 67 của PGD hướng dẫn cứ 50 cháu thuê 1 nhân viên. Nhưng hiện tại đa số các đơn vị chưa thực hiện đúng theo quy định. Trung bình từ 70-90-120 cháu/nhân viên.
- Chế độ so với mặt bằng chung thì hầu hết các trường mầm non đã chi trả cho nhân viên nuôi dưỡng đảm bảo mức lương tối thiểu theo quy định. Song chúng tôi thiết nghỉ rằng, một ngày chỉ có chưa được 50.000đ, từng đó lương để nuôi sống bản thân và gia đình thì quá eo hẹp, nên cuộc sống của nhân viên nuôi dưỡng gặp muôn vàn khó khăn. Từng đó lương chưa đủ để nuôi sống bản thân nói gì đến chuyện tạo điều kiện chăm lo cho con cái và gia đình. Trong khi đó cường độ lao động và công sức bỏ ra của những người làm công tác nuôi dưỡng là quá lớn, thời gian lao động rất vất vã từ 20-22 ngày/tháng. Phải đảm bảo mọi điều kiện theo hợp đồng thỏa thuận tại đơn vị. Bên cạnh đó còn áp lực công việc rất nặng nề trong việc luôn phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các cháu trong khâu an toàn thực phẩm và chế biến thức ăn.
- Mặt khác, chịu sự ảnh hưởng nhiều của các biến động xã hội. Giá cả thị trường ngày càng tăng, nhu cầu về đời sống đòi hỏi ngày càng cao. Công sức lao động của những người nhân viên  nuôi dưỡng bỏ ra so với đồng lương nhận được là quá bèo bọt, không thể đáp ứng được so với yêu cầu đời sống chung hiện nay.
- Đứng trước những muôn vàn khó khăn vất vã, nhưng chúng tôi luôn xác định đây là việc làm đòi hỏi mỗi nhân viên nuôi dưỡng phải có tâm và có trách nhiệm với công việc mà mình đã lựa chọn.
          Hôm nay tại hội nghị này với khoảng thời gian rất ngắn ngủi tôi không giám tham vọng để nói nhiều, chỉ chia sẻ một chút ít về công việc của người nhân viên nuôi dưỡng cũng như trách nhiệm gắn liền với đời sống, để mọi người cùng chia sẻ phần nào những khó khăn vất vã của chúng tôi.
III. Những kiến nghị đề xuất:
     1.  Để đảm bảo chất lượng công việc chúng tôi mong muốn các cấp lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện để đội ngủ nhân viên nuôi dưỡng được học tập bài bản và được làm việc tại cơ sở trường MN như những giáo viên mà không phải suy nghĩ rằng sau 3 tháng hợp đồng ngắn hạn, mình có được làm nữa hay không.  
 2. Tại diễn đàn này chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm của công đoàn các cấp, đặc biệt là công đoàn ngành có tiếng nói với cấp trên, có biện pháp để sớm nâng mức lương 1.800.000đ/tháng cho nhân viên nuôi dưỡng ở các trường mầm non trong toàn huyện nói chung và trường mầm non Diễn trường nói riêng, để phần nào giúp chúng tôi phần nào ổn định cuộc sống để yên tâm làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng cho các cháu tốt hơn nữa.
           Cuối cùng tôi xin kính chúc các quý vị đại biểu lời kính chúc sức khỏe, chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả bài viết: HT: Phạm Thị Thuận

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây